CÁCH TRỒNG - CHĂM SÓC CÂY HOA HỒNG NGOẠI BỤI VÀ LEO

Demo , 29-06-2019 17:51:30

Cách trồng hoa hồng leo không quá khó, theo mình thì trồng hoa hồng leo Pháp nói riêng và các giống hoa hồng khác nói chung điều khá đơn giản. Sau đây theo yêu cầu của một số anh chị cùng kinh nghiệm trồng hoa hồng tại vườn hoa hồng Đà Lạt qua nhiều năm cùng những kiến thức học được từ các bậc bô lão có tuổi nghề trồng hoa hồng tại Đà Lạt. Mình cũng xin chia sẻ một số kinh nghiệm về cách trồng hoa hồng hi vọng sẽ giúp ích cho những ai đam mê loài hoa này.

Ảnh: Trồng hoa hồng leo pháp nở hoa

Trồng hoa hồng leo Pháp và nguyên tắc chung:

Để có thể có một vườn hoa hồng đẹp thì quý anh chị cần nắm một số nguyên tắc chung trong kỹ thuật trồng hoa hồng như sau:

1. Hạn chế cắt tỉa hoa hồng : trong việc trồng hoa hồng leo pháp từ trước đến nay quý anh chị đã được nghe qua thì có vẻ như việc hạn chế cắt tỉa hoa hồng là một quan điểm khác xa và đi ngượcvới nhiều ý kiến. Nhưng do tại nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới việc cắt tỉa cây hoa hồng sẽ dễ dàng tạo ra những vết thương hở đặt biệt là những khu vực có độ ẩm và nhiệt độ cao thì vết thương rất dễ bị vi khuẩn và các bệnh nấm xâm nhập vào cây. Việc cắt tỉa là quá trình cưỡng ép sinh trưởng của cây hoa hồng, việc này rất dễ làm cây mất sức và thời gian hồi phục lâu. Đây là một trong nhiều nguyên nhân làm cây hoa hồng leo bị thái hóa, suy cây, cây lụi dần. Cũng chính vì vậy đây là lý do chính giải thích tại sao cây hoa hồng cắt cành lại có tuổi thọ thấp. Mặc khác việc cắt tỉa cây thường xuyên là điều kiện cho nhiều loại nấm và vi khuẩn đi vào cây gây ra bệnh u sùi, đen thân như bệnh thán thư, vi khuẩn u hoa hồng,... Nếu bạn là người đang trồng hoa hồng quathời gian đã đủ dài nhưng cây hoa hồng của bạn đang phát triển tốt nhưng đột nhiên bị rụi dần và có thể chết vì mất sức thì bạn có thể chú ý đến thoái quen cắt tỉa hoa của mình. Ngoài ra cây hoa hồng trồng ở những vủng khí hậu lạnh thì bạn có thể tỉa cây vào thời gian mùa đông. Vì thời điểm này cây hoa hồng gần như các hoạt động trao đổi chất bị ngưng hoàn toàn. Đây là lời khuyên của chuyên gia hoa hồng David Austin.

2. Trồng hoa hồng không dùng kích thích : Theo kinh nghiệm trồng hoa hồng thì khi trồng hoa hồng người trồng không nên dùng bất kỳ loại thuốc kích thích rễ hoặc thuốc kích chồi nào cả. Bởi vì việc lạm dụng thuốc kích rễ hoa hồng và các loại phân bón qua lá hoa hồng sẽ làm cho rễ cây hoa hồng sau này phai thuốc sẽ lười hoạt động hoặc ngưng phát triển và mất đi dần khả năng tìm và tổng hợp các chất dinh dưỡng trong đất. Việc sử dụng thuốc kích thích cây được ví như tiêm hocmon cho con người vậy, liều thuốc này sẽ giúp cơ thể người được tiêm đạt được kết quả nhất thời nhưng sẽ ảnh hưởng đến cả một giai đoạn về sau.

Cần chú ý việc thừa chất dinh dưỡng gây chết cấy trên cây hoa hồng. Một nguyên tắc tiếp theo mình muốn chia sẽ là nên thiếu còn hơn thừa. Trong nhiều năm qua có khá nhiều trường hợp trồng hoa hồng tại Đà Lạt gửi cây nhờ cấp cưu trong đó hơn năm mươi phần trăm là các trường hợp thừa đạm. Nhiều người trồng hoa hồng vẫn luôn sợ cây thiếu chất không phát triển được nên lạm dụng rất nhiều phân bón, đặc biệt các loại phân hóa học. Nhưng thật ra cây hoa hồng cũng là một cây hoa dại bình thường như bao cây cảnh khác, cây thật ra không cần nhiều dưỡng chất như mọi người thường nghĩ.

3. Ánh sáng khi trồng hoa hồng: Điều này rất quan trọng vì cây hoa hồng là giống cây rất cần ánh sáng. Nên khi trồng hoa hồng cần chú ý đến việc này vì phần lớn chất dinh dưỡng chủ yếu nuôi cây phụ thuộc rất lớn vào quá trình quang hợp. Vì vậy nếu không gian vườn trồng hoa hồng không đáp ứng nhiều hơn bốn giờ nắng trực tiếp trên ngày thì lưu ý nên chuyển qua một loại cây trồng khác vì hoa hồng không đủ ánh sáng để quang hợp trong trường hợp này.


Ảnh: trồng hoa hồng leo pháp thành dàn đẹp

4. Giá thể trồng hoa hồng leo Pháp:

Giá thể là điều khá quan trọng khi trồng hoa hồng đây là điều kiện để cây hoa hồng phát triển, bộ rễ hoa khỏe mạnh, đặc biệt là anh chị nhà không có khoảng không gian vườn nên trồng trong chậu. Giá thể phụ thuộc vào các vùng miền mà các chuyên gia có thể xây dựng và tư vấn các loại giá thể khác nhau, nhưng chung lại một giá thể trồng hoa hồng leo tốt cần phải đảm bảo đủ ba yếu tố sau: gồm thoát nước tốt, độ tơi xốp và đủ chất dinh dưỡng.Qua nhiều thử nghiệm về giá thể trồng hoa hồng leo  với rất nhiều loại giá thể khác nhau từ mùn cưa, trấu hun, vỏ cây thông cho đến vỏ cây dớn hay còn gọi là vỏ dương xỉ. Mỗi loại giá thể này đều có một ưu và khuyết điểm riêng của nó. Đến thời điểm hiện tại bên vườn mình đang làm giá thể cho cây hoa hồng với công thức 4:4:2 phân bò, xơ dừa ( đã xử lý độ chát), đất thịt. Với công thức này có thể giá thể chưa thuộc vào loại tốt nhất nhưng nó lại đảm bảo các yếu tố về năng suất cây, hiệu quả về chi phí trong sản xuất với quy mô lớn hiện tại. Ngoài ra giá thể nhẹ nên rất dễ cho việc vận chuyển cây đi khắp các thị trường trên toàn quốc. Đối với các bạn đang trồng hoa hồng leo pháp tại nhà có thể thêm bổ xung vào giá thể nấm đối kháng trico, nhóm đá perlite, vỏ cây nếu có vỏ thông càng tốt và một số loại phân hữu đã ủ hoai nhưng ở mức vừa đủ không lạm dụng. Hiện tại phân trùn quế là loại phân đang được số nhiều các bạn trồng hoa lựa chọn. Tuy vây mình cũng cần lựa nhà cung cấp uy tín vì phân trùn nếu đã bị sấy khô thì trứng trùn quế trong phân sẽ hư và làm mất đi tác dụng của trùn quế nhưng giá bán lại cao. Nếu chúng ta ở khu vực miền Nam thì theo cá nhân mình nếu trồng hoa hồng mà không xử dụng sơ dừa là một lãng phí. Riêng bên mình cũng đã từng nhập và trồng hoa lyly từ Hà Lan, họ luôn dung sơ dừa nhập từ Việt Nam về làm giá thể dưỡng ẩm cho cũ hoa lyly để xuất khẩu đi toàn thế giới, và kể cả kỹ thuật trồng hoa lyly người Đà Lạt cũng luôn sửa dụng sơ dừa để trồng cây. Bên mình luôn tận dụng tối đa sơ dừa và không dùng trấu cũng như xỉ than vì trấu giữ ẩm và dinh dưỡng không tốt bằng sơ dừa, còn xỉ than sẽ tạo ra lỗ hổng quá lớn, chất dinh dưỡng sẽ dễ bị trôi đi ra ngoài nếu trồng chậu.


Ảnh: Trộn giá thể trồng hoa hồng leo bằng sơ dừa

Các bệnh hại khi trồng hoa hồng leo Pháp:

1. Bệnh nấm hại cây hoa hồng leo Pháp:

Về bệnh nấm khi trồng hoa hồng ở khu vực nóng thì thường ít bị nấm. Nếu bạn trồng hoa hồng  chơi với quy mô nhỏ thì bạn chỉ cần tạo môi trường xung quanh vườn thông thoáng và thường xuyên vệ sinh lá gốc và luôn để chậu hoa hồng ngoài nắng trực tiếp sẽ triệt đi khoảng 90% nấm bệnh. Mặc khác về mùa mưa khi độ ẩm trong không khí tăng cao lúc đó cây rất dễ bệnh chúng ta có thể dùng thuốc Agrifos 400. Thuốc này là chế phẩm sinh học nên không cần cách ly. Đây là phòng ngừa và giúp cây tiết ra chất đề kháng với bệnh nấm và không có tác dụng triệt nấm trực tiếp. Nếu đã phát hiện cây bị nấm nhưng nhẹ hãy mang cây ra nơi nhiều nắng và không tưới nước lên lá, cắt bỏ lá vàng. Trường hợp lá chưa bị đốm hoặc lá bị cháy vàng nhiều chúng ta chưa cần phải phun thuốc trị vì cơ chế sinh học của cây sẽ tự chống lại bệnh và tăng khả năng kháng bệnh cho cây sau này. Mặc khác nếu ngược lại có thể phun Amistar 225SC.

2. Bệnh bọ trĩ trên cây hoa hồng leo:

Trồng hoa hồng leo tại vùng nhiệt đới thì mầm móng bọ trĩ có rất nhiều thường xuyên bị trên cây hoa hồng và đây là điều rất bình thường tại vùng nhiệt đới như nước ta, bọ trĩ có tại mọi khu vực cũng như sự sinh sôi của ruồi và muỗi nhiệt đới vậy. Nên khi trồng hoa hồng bạn thấy lá cây bị xoăn nhẹ tình trạng này chưa đáng lo nhưng cần quan sát theo dõi và kiểm soát dịch bệnh trên cây.

Với những vườn có số cây dưới một trăm chậu thì  bạn có thể dùng long não ( băng phiến ) đây là phương pháp hiệu quả và rất an toàn. Phương pháp làm cho cục long não vào một chai nhựa có đục lỗ dưới đáy chai và treo quanh khu vườn trồng hoa hồng với mật độ khoảng 3 mét vuông 1 chai thời gian thay long não từ 1 đến 2 tháng hoặc có thể bổ sung thêm vào chai. Loại chất này có tác dụng xua đuổi bị trĩ và không có tác dụng triệt tiêu loại bọ này.

Mặc khác các bạn có thể trồng thêm tỏi, cây hương thảo, cây sả xung quanh vườn cũng hạn chế đáng kể bọ trĩ.

Hoặc nếu thấy bọ trĩ bùng phát mạnh và có khả năng thành dịch có thể sử dụng thuốc Lion, Marshall để phun cho cây.

3. Bệnh nhện đỏ hại cây hoa hồng:

Bệnh nhện đỏ thường xuất hiện khi trồng hoa hồng ở ban công hoặc trong các khu vực có mái che. Con nhện đỏ có khả năng sống dai và kháng thuốc rất nhanh. Tuy vậy sinh vật này lại nhạy cảm với nước. Vì vậy để phòng bệnh dịch này khi tưới nước cây nên dùng vòi áp lực xịt mạnh vào lá và rung cành nhẹ sẽ hạn chế được bệnh thành dịch. Trong trường hợp lá bị xám, khô lá là bệnh đã năng thì nên xịt liên tục từ 3 đến 4 ngày cho đến hết vòng đời sinh sản của nhện đỏ.


Ảnh: bệnh hại nhện đỏ khi trồng hoa hồng

Dinh dưỡng khi trồng hoa hồng leo:

Để hoa hồng có thê sinh trưởng và phát triển tốt thì dinh dưỡng cho cây hoa hồng cần có đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng gồm: lân, đạm, kali, ngoài ra còn có các chất trung và vi lượng cho cây như: kẽm, sắt, maggie, canxi,... Để có thể đáp ứng nhưng nhu cầu của cây hiện tại bên mình áp dụng chu kỳ bóng thêm phân rất đơn giản bạn có thể thực với chu kỳ sau: phân bón NPK 1- 3 muỗng cà phê theo chu kỳ 2 tuần, bổ xung thêm phân bò hoặc bánh dầu 1 chén cho chu kỳ từ 1 đến2 tháng cho mỗi gốc hoa hồng. Với NPK thì nên chọn phân NPK có trung và vi lượng với ký hiệu thường thấy là có +TE. Sau quá trình dùng thử thì hiện tại bên mình đang dùng loại NPK Novatec và loại này khá phù hợp với trồng cây hoa hồng hơn các loại khác. Ngoài ra các loại phân hữu cơ tan chậm rất tốt khi trồng hoa hồng, mặt khác do giá cao nên chỉ phù hợp với các bạn trồng với số lượng vừa phải và không thương mại. Phân này có dạng viên, độ tan chậm nên có thể bó 1 lần cho chu kỳ 1 đến 2 tháng. Mặc khác còn có nhiều cách cung cấp dinh dưỡng khác cho cây như chôn quả trứng đã đục lỗ 2 đầu vào thành chậu trong thời gian cây còn nhỏ. Nhưng nếu lạm dụng quá nhiều lúc cây có bộ rễ đã phát triển rộng và rễ hút dinh dưỡng trực tiếp từ trong trứng cây sẽ có hiện tượng vàng lá do bị dư đạm.

Bạn có thể bón bằng nước vo gạo, sữa tươi, sản phẩm chuối xay, mật ong vì những sản phẩm này có hàm lượng kali, đạm và vitamin cao nên rất tốt cho cây hoa hồng. Tuy vậy cần chú ý tưới những sản phẩm này cho cây chỉ vào thời gian trời khô ráo nhằm hạn chế tạo điều kiện cho bệnh nấm hại hoa hồng phát triển. Tuy nhiên theo chúng tôi khi trồng cây các bạn nên tăng lượng phân hữu cơ vào trong đất và hạn chế các loại phân hóa học nhằm thúc đẩy sự tái tạo đất của các vi sinh vật trong đất.

Tưới nước cho cây hoa hồng: Đối với điều kiện khí hậu nóng cây cần ít nhất từ 1 đến 2 lít nước cho một ngày. Trong trường hợp giá thể chậu hoa hồng gồm xơ dừa, phân bò ủ, đất thì có thể tưới cây ngập mặt chậu khi thấy đáy chậu rỉ nước ra là được. Khi tưới nước thời điểm tối nhất và vào lúc sáng sớm. Lưu ý nên hạn chế tưới nước vào lúc trời tối vì lúc này nhiệt độ hạ thấp, lá cây lâu khô, đây là môi trường tốt để bệnh nấm lá phát triển.


Ảnh: trồng cây hoa hồng leo đủ dinh dưỡng và hoa cực sai

Nguồn: Thung lũng hoa hồng leo Đà Lạt

Thêm thông tin:

Hoa hồng leo

Hoa hồng bụi ngoại

Hoa hồng siêu nụ

Hoa hồng Đà Lạt

 

Thêm bình luận

Email của bạn sẽ không hiển thị!